Thành công vượt bậc trong việc khai thác hình thức kiến trúc cổ điển và tân cổ điển châu Âu trong suốt quá trình phát triển, nên Pháp với Paris tráng lệ được tôn vinh như một Kinh đô văn hóa thế giới từ những năm đầu thế kỷ 19. Chẳng cớ gì khi vào Việt Nam họ lại không tiếp tục nhân rộng các trường phái kiến trúc đó.
Các công trình kiến trúc Pháp còn lại ở Việt Nam mang nguyên vẹn nét kiến trúc châu Âu của những thế kỷ trước. Các tuyến phố chính, nơi giao nhau thường được đặt các công trình văn hóa – thương mại mang tính biểu tượng hoặc các tượng đài hoành tráng. Những công trình mang hơi thở kiến trúc cổ điển Châu Âu luôn được người Pháp đặt trong một không gian xanh công cộng. Các biệt thự tư nhân, ngoài cảnh quan, còn có những chi tiết kiến trúc, nội thất rất đặc trưng như: mái ngói có hoa văn thông gió ở hai đầu, hành lang rộng, cầu thang gỗ rộng, cửa sổ cao, ở miền Bắc có thêm hệ thống lò sưởi… Và không thể không nói đến là kiểu nhà ống, một kết quả của quá trình đô thị hoá.
Có thể nói, người Pháp lúc đó đã mang đến nước ta nhiều loại kiến trúc mới được tạm chia như sau:
Kiến Trúc Cổ Điển và Tân Cổ Điển Phương Tây
Theo KTS Pháp, Christian Pedelahore, vào giai đoạn 1873-1910, người Pháp chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự và các công thự cho bộ máy cai trị. Nhà thiết kế chính cho một chế độ thực dân đang lo lắng về việc khẳng định quyền lực trên thuộc địa này là KTS Auguste – Henri Vildieu. Từ bỏ chủ nghĩa kiến trúc thực dụng của những năm cuối thế kỉ 19, ông này đã dựa dẫm vào ngôn ngữ thiết kế giàu tính trang trí của kiến trúc tân cổ điển để gây sự chú ý đến công chúng bản địa. ( Rất tiếc nó vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực trong các công trình “nhại cổ” của chúng ta cho đến bây giờ).
Giữa những năm 1892 – 1906, Vildieu thiết kế Bưu điện (1 Lê Thạch, hoàn thành vào năm 1896), Chánh văn phòng quân đội Pháp (28 Lý Nam Đế, hoàn thành vào năm 1897), nhà tù Hỏa Lò (được biết đến với cái tên quốc tế là “Hanoi Hilton”, hoàn thành vào năm 1899).
Sau năm 1900, ông đã thiết kế các tòa nhà “to lớn” hơn, bao gồm Tòa án Tối cao (48 Lý Thường Kiệt, 1900-1906), Phủ Toàn quyền (đường Hùng Vương, 1901-1906), và Dinh thống sứ Bắc Kì ( 12 Ngô Quyền, hoàn thành vào năm 1911).
Kiến trúc thực dân đạt đỉnh cao với Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, một “cung điện” tân cổ điển, gây vướng bận ngân sách của Pháp trong hơn mười năm.
(Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội-1901_1911)
(Phủ Toàn Quyền Đông Dương- Hà Nội- 1901_1906)
(Dinh Toàn Quyền- Sài gòn- 1870_ 1873)
Nhìn chung, tuy có khác nhau về chi tiết, nhưng các công trình này có hình khối bề thế , bố cục đối xứng, trang trí phong phú, hệ thống cột to tròn hoặc vuông theo các tỉ lệ nghiêm ngặt, … thể hiện được sự tráng lệ và uy quyền.
(Nhà thờ Đức Bà-Sài gòn-1880)
Ngoài ra, còn có Kiến trúc Roman: Phong cách này đã xuất hiện từ thế kỷ thứ V, phổ biến trong kiến trúc nhà dòng và nhà thờ. Công trình Roman đẹp nhất xây dựng ở nước ta là Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn, do kiến trúc sư Jules Bourard thiết kế năm 1880, sau này vào năm 1960 được Toà thánh La Mã phong cho tên gọi là Vương Cung Thánh Đường. Kiến trúc Gothic: Điển hình nhất là Nhà thờ Lớn Hà Nội có những vòm cuốn nhọn. Nhà thờ này Cha Puginier tự thiết kế và lãnh đạo thi công vào năm 1886. Nhưng ngôi nhà thờ Gothic lớn nhất ở nước ta lại là nhà thờ Phú Nhai xây dựng năm 1911 tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Phong cách kiến trúc Đông Dương
Vì sao ra đời phong cách này? Trước tiên, những hình thức kiến trúc mang từ Pháp sang, sau một số năm thì bộc lộ nhiều bất cập, nhất là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh… cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Sau nữa, vào những năm 30 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, một số KTS Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương nghĩ cách thiết kế những công trình mang đậm chất bản địa hơn để lấy lại lòng tin nơi dân bản xứ.
(Viện Đại Học Đông Dương- 1926- Nay là Đại Học Tổng Hợp- Hà Nội)
Những công trình tiêu biểu: Trường Đại học Đông Dương (hoàn thành vào năm 1926, nay là Đại học Hà Nội tại 19 Lê Thánh Tông), Cục Tài chính (hoàn thành năm 1931, nay là Bộ Ngoại giao, cuối đường Điện Biên Phủ ,) và Bảo Tàng Viễn đông bác cổ (được xây dựng từ năm 1925 và 1932, nay là Bảo tàng Lịch sử, 1 Phạm Ngũ Lão).
Ernest Hébrard, một KTS đạt giải Prix de Rome, quan chức cao cấp của chính phủ Pháp phụ trách công việc quy hoạch Đông Dương, đồng thời là giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ những năm 1920, với quan điểm tích cực ông đã vận dụng thành công những hiểu biết của ông về kiến trúc Trung Quốc, Việt Nam, và cả Khmer vào các công trình này nhằm truyền tải những tinh hoa của nền văn hóa bản địa, tạo điểm xuất phát cho phong cách kiến trúc Đông Dương (style indochinois).
(Viện Viễn Đông Bác Cổ- Hà Nội- 1925)
Phong cách kiến trúc Đông Dương là một sáng tạo của các KTS Pháp, góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc. Tuy còn nhiều điểm pha trộn, song nó đã khích lệ các KTS Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc. Ngày nay, chúng ta vẫn còn bắt gặp nhiều các biệt thự, các không gian sống của người Pháp trước đây và vẫn còn nhiều giá trị để nghiên cứu và áp dụng. Với những công trình kiến trúc hiện đại, nhiều chủ nhân đã tìm tòi, đưa vào những nét ưu việt của phong cách này, nhằm tạo được không gian yên tĩnh, thoáng đãng, sang trọng, mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
Kiến trúc dân gian Pháp
(Biệt Thự Cité Bellevue- 1930- Đà lạt)
Người Pháp sống ở xứ thuộc địa luôn luôn nhớ nhà, nên họ thường làm các ngôi nhà ở mang phong cách địa phương nơi họ sinh trưởng. Đó là những ngôi nhà vùng quê hay thị trấn nhỏ, thường là ở xứ lạnh, nên có lò sưởi, ống khói đưa lên tận trên mái. Mái lợp ngói có độ dốc lớn để tránh tuyết đọng và ở hồi nhà thường có mái gập đầu ở hồi nhà, một kiểu mái khá đặc trưng của nước Pháp và một vài nước châu Âu khác. Chúng ta dễ dàng thấy dáng dấp của chúng ở những biệt thự cổ Đà Lạt.
Kiến trúc mới
Ở đây chủ yếu nói đến trào lưu Modernisme. Ở Pháp còn có tên là Art Nouveau hay Art Deco. Chủ yếu diễn đạt một trào lưu kiến trúc từ chối các phong cách Cổ điển phương Tây, để tiến dần đến hình thành Chủ nghĩa Công năng ở châu Âu. Sắt thép bắt đầu được dùng xây dựng cầu Long Biên năm 1902, cây cầu dài nhất thế giới đầu thế kỷ XX, do Gustave Eiffel thiết kế và hãng Daydé et Pillé xây dựng.
Phong cách kiến trúc Đông Dương khởi đầu bởi Hebrard tương đối hạn chế trong một số ít các tòa nhà công bởi phụ thuộc chính sách của mẫu quốc. Nhưng các biệt thự tư nhân đã tạo ra một sự hồi sinh cho phong cách này trong suốt những năm 1940, đáng chú ý nhất là các công trình của Arthur Kruze, giáo sư Trường Mỹ Thuật Đông Dương: như Khu dân cư Avenue Carnot (Phan Đình Phùng) gần Dinh Thống Đốc, Ngân hàng Đông Dương (49 Lý Thái T6 đường, hoàn thành vào năm 1930) và văn phòng Địa ốc Ngân hàng Đông Dương (Crédit Foncier de l’
Ngay sau đó, những KTS Việt Nam khóa đầu (Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức, Tạ Mỹ Duật, Ngô Huy Quỳnh…) đã tiếp xúc được những ý tưởng mới của châu Âu, bên cạnh việc tự nghiên cứu các tòa nhà cổ; dần dần củng cố vai trò quan trọng của Trường Mỹ thuật Đông Dương trong việc tạo ra phong cách kiến trúc mới. Trong vòng mười năm, họ đã xây dựng hơn 100 biệt thự kết hợp chủ nghĩa duy lý và tự do sáng tác. Mái chìa, cầu thang lượn cong, mặt tiền nhô ra, mái hình bậc thang, cửa sổ tròn, họa tiết trang trí bằng thạch cao hoặc đá hoa cương giả…bằng cách đó, họ đã tạo ra những công trình hiện đại thay đổi diện mạo của Hà Nội. Các biệt thự đều được tập trung vào các tuyến chính phía nam của Hoàng Thành Thăng Long: Lê Hồng Phong (Đại sứ quán Rumani), Trần Phú (Đại sứ quán Singapore tại số 41-43 và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới), Lý Thường Kiệt (Đại sứ quán Cuba tại số 65 và Phòng thí nghiệm nguyên tử quốc gia tại số 59), và Trần Hưng Đạo (Đại sứ quán Pháp, Ấn Độ, và Campuchia và Câu lạc bộ Elder tại số 91).
Như vậy, ảnh hưởng của kiến trúc Pháp trên đất Việt diễn ra có quy luật, đi từ cưỡng bức đến cộng sinh, chuyển hóa mềm mại, có đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và hòa nhập với văn hóa bản địa; bao gồm cả tính khách quan của thời đại, tính chủ quan của chính sách khai phá thuộc địa và tính chủ quan của các cá nhân. Nó bộc lộ rõ rệt qua sự kết hợp giữa phương pháp tư duy phân tích thực nghiệm (phương Tây) với phương pháp tư duy tổng hợp dung hòa (phương Đông) trong quá trình thiết kế của các KTS.
“Ngày nay, các công trình mang dáng dấp kiến trúc Pháp nối tiếp nhau mọc lên, là sự pha trộn phong cách cổ điển và xu hướng đương đại. Việc cần làm đối với các KTS Việt Nam- trong đó có các KTS trẻ là việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính hiện đại và tính dân tộc trong kiến trúc, giữa các yếu tố kiến trúc, khí hậu và con người nhằm tạo được nền móng vững chắc cho kiến trúc Việt Nam trong thời kì hội nhập, tránh “nhại cổ” một cách dễ dãi gây lệch lạc thẩm mỹ và công dụng trong kiến trúc.” theo lời KTS trẻ Trần Quan Thái. NTND
(Tuyết Minh)
Liên hệ
Hey very nice web site!! Man.. Beautiful.. Wonderful.. I’ll bookmark your web site and take the feeds alsoKI am satisfied to seek out a lot of helpful information here in the publish, we want work out extra techniques in this regard, thank you for sharing
I’m gone to tell my little brother, that he should also
pay a visit this weblog on regular basis to obtain updated from newest reports.
That is a very good tip especially to those fresh to the blogosphere.
Short but very accurate information… Thanks for sharing this one.
A must read post!
Valuable info. Lucky me I found your site unintentionally, and I am stunned why this twist of fate did
not took place in advance! I bookmarked it.
Just wish to say your article is as astounding. The clearness in your post is just
spectacular and i can assume you are an expert on this subject.
Well with your permission let me to grab
your feed to keep updated with forthcoming post. Thanks a million and please keep up the gratifying work.
Thanks in support of sharing such a nice thinking,
article is pleasant, thats why i have read it fully
It’s an remarkable post in support of all the online viewers; they will take advantage from it I am sure.
Do you mind if I quote a few of your posts as long as I
provide credit and sources back to your weblog? My blog is in the very same niche as yours and my users would truly benefit from some of the information you provide
here. Please let me know if this okay with you. Thanks!
This is a topic that is near to my heart… Best wishes! Exactly
where are your contact details though?
I’m extremely impressed together with your writing skills and also
with the structure to your blog. Is this a paid topic or did you customize it your self?
Either way stay up the excellent quality writing, it is rare to look a great blog like this one nowadays..
Good article. I will be dealing with many of these issues as well..