Nôm na mà nói, môi trường là tổng hợp các điều kiện xung quanh có ảnh hưởng tới một vật thể hay sự kiện nào đó. Trong tiếng Anh ta có từ “Environment”, tiếng Trung thì dùng chữ “Hoàn cảnh” … đều để ám chỉ sự bao quanh.
Môi trường ở Việt Nam
“Nhìn chung, môi trường tự nhiên Việt Nam với sông ngòi kênh rạch chằng chịt đã mang đến lợi thế cao cho cư dân ở đây: mặt nước đã góp phần kiềm hãm khí độc trong đất. Điều đó kết hợp với không khí trong lành, đủ đầy về vật chất tự nhiên đã mang đến cho người Việt Nam những tính cách và sức khoẻ đủ để thích nghi hầu hết mọi môi trường khác trên thế giới – điều mà không phải bất cứ cư dân quốc tế nào cũng làm được!”
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta bắt đầu có một khái niệm mới được gọi là môi trường nhân tạo. Chính sự phát triển này kéo theo sự suy thoái của môi trường tự nhiên lúc đầu đã dẫn đến việc hiệu ứng nhà kính đang dần diễn ra ngày càng trầm trọng hơn – đặc biệt ở những thành phố đông đúc khói bụi và đầy rẫy các thể loại “nhà hộp” như Sài Gòn, Hà Nội…
Khi xây dựng hoặc sửa sang, hay thậm chí đơn giản là dọn dẹp tổ ấm của mình, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây.
Nước
- Nước là thành phần cơ bản của chất sống. Mọi người đã quá quen thuộc với câu “70-80% cơ thể con người là nước”. Tuy nhiên, nếu chỉ cung cấp nước ở hình thức uống thôi thì mới chỉ đúng chứ chưa đủ.
- Môi trường sống lý tưởng sẽ có một hồ bơi đón nắng. Dĩ nhiên không phải ai cũng có thể chi trả cho lối sống như thế, vậy thì một hòn non bộ nhỏ hay một hồ cá kiểu Nhật cũng sẽ giúp xung quanh nhà bạn có thêm hơi nước và không khí sạch.
- Một bình nước có nối máy ổn định độ ẩm trong nhà cũng là ý kiến không tồi!
Gió
- Gió đi liền với nguồn cung cấp dưỡng khí. Không khí bình thường có thành phần tương đối hằng định: khí trơ nitơ chiếm 78%, dưỡng khí O2 chiếm 20,7 – 20, 9%, thán khí CO2 chiếm 0,03 – 0,04% và gần 1% là các loại khí hiếm như heli, argon… Ta thừa biết rằng, con người không thể tồn tại khi nín thở vài phút. Ấy vậy vẫn còn hàng triệu người sống trong những căn hộ có thiết kế thông gió kém.
- Hãy sắm cho mình một máy lọc không khí loại mini nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính để xây một căn nhà đủ thoáng mát!
- Hoặc tậu những chậu cây lớn trồng trong nhà loại lọc khí độc để không khí bên trong nhà luôn lành mạnh.
Nhiệt độ
- Nếu sinh vật chỉ sống được trong giới hạn hạn hẹp là từ 0-50 độ C thì nhiệt độ thích hợp tại gia cho người châu Á nên nằm ở mức 24-30 độ. Tác động của nhiệt độ tới cơ thể là sự ảnh hưởng tới các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, trao đổi chất, sinh sản… Loài người là sinh vật hằng nhiệt, vì vậy nếu bị tác động bởi nhiệt độ thấp đột ngột có thể gây tổn thương cơ thể như phản ứng thần kinh giao cảm, tăng quá trình oxy hóa, nếu kéo dài có thể gây suy kiệt năng lượng dự trữ. Không nên để nhiệt độ nơi ở quá thấp để tránh tình trạng sốc nhiệt, còn môi trường quá nóng thì ảnh hưởng tới chức năng sinh lý cũng như vô tình tạo ra ẩm mốc.
Ánh sáng tự nhiên
- Hãy nhờ các nhà thiết kế giúp bạn có được một không gian sống kín đáo nhưng vẫn tràn ngập ánh sáng tự nhiên vào ban ngày! Vừa tiết kiệm điện năng, vừa tốt cho sức khoẻ – tại sao lại không!?
- Đừng dại dột tự mình làm tất cả nếu bạn không phải là chuyên gia. Các nhà thiết kế được học tập bài bản sẽ biết cách lấy ánh sáng tốt nhất cho bạn – hãy nhớ rằng, tương tự như luồng khí, ánh sáng tự nhiên cũng có luồng tốt và luồng không tốt!
Tiếng động
- Một ngôi nhà quá yên tĩnh sẽ dễ khiến bạn phát “điên”. Tiếng động là biểu tượng của sự sống, miễn là đừng quá ồn.
- Hãy nuôi vài sinh vật hoặc trồng cây và thiết kế không gian thoáng khí! Tiếng lá xào xạc trong gió cũng là tiếng động tích cực. NTND
Liên hệ